Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

KTM ra mắt tại Hà Nội








>> Thẩm mỹ Hàn Quốc

KTM ra mắt tại Hà Nội


> Thót tim màn biểu diễn xe máy, ô tô mạo hiểm tại Việt Nam


TPO – Sau khi đổ bộ vào TpHCM, hãng xe Áo KTM đã ra mắt tại Hà Nội với những chiếc xe máy nổi bật ở sự mạnh mẽ và bền bỉ trên đường đua Dakar Rally.







Trong thời gian gần đây, KTM nổi lên như một cái tên mới rất nóng tại Việt Nam. Những thông tin từ việc mở rộng thi lấy bằng A2 khiến KTM cũng được “thơm lây” phần nào.


Người ta biết tới KTM trước đây như một trong những dòng xe mạnh mẽ và bền bỉ nhất thế giới, luôn dẫn đầu trong các cuộc đua Dakar Rally khắc nghiệt. Nhưng phải đến tận bây giờ, những chiếc KTM nhập khẩu và phân phối chính hãng mới có mặt tại Hà Nội.







KTM được phân phối tại khu vực miền Bắc bởi công ty Văn Tân, sẽ phân phối những mẫu KTM như Duke 125, Duke 200, Duke 690, Duke 690R, Super Duke 990R, 990 Supermotor T, 990 Supermotor R, 1190 RC8R và dòng Enduro.


Ngoài việc phân phối, tất nhiên KTM Văn Tân cũng đảm nhiệm vai trò bảo dưỡng, bảo hành và cung cấp phụ tùng chính hãng.


Bên cạnh những mẫu phân khối lớn, 2 chiếc mà KTM kì vọng sẽ có doanh số cao là Duke 125 và Duke 200.







Duke 125 là chiếc xe phân khối nhỏ nhất của KTM, cũng là chiếc xe 125 phân khối đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Xe có công suất 15 mã lực.


Duke 200 có động cơ mạnh mẽ hơn, 25 mã lực, và yêu cầu bằng lái A2. Duke 200 vẫn đảm bảo khả năng hoạt động tốt trong thành phố với mức tiêu hao nhiên liệu 2-3 lít cho 100 km, theo KTM.


Với việc KTM xâm nhập thị trường Việt Nam và cuối năm nhiều khả năng sẽ mở rộng việc thi lấy bằng A2 cho mọi đối tượng, có lẽ thị trường xe máy và motor phân khối lớn sẽ phát triển hơn vào năm 2014.















Tô Tùng






















Các tin khác


Nửa còn lại của lý do

thay đổi đăng ký nhãn hiệu Mỹ ngành công nghiệp xe hơi Henry Ford - người sáng lập của thương hiệu Ford xe. Cuộc sống của T-mô hình Ford đã được đưa đến cuộc cách mạng Mỹ: những người bình thường có thể sở hữu một chiếc xe động cơ giá phổ biến thay thế phương tiện truyền thống vận chuyển.


Lịch sử-Mẫu xe ô tô T cũng ghi nhận những lời bất tử của người cha của nó: Nếu tôi hỏi khách hàng những gì họ muốn, có thể họ sẽ nói rằng họ muốn một con ngựa nhanh hơn biết.


Do không bị bỏ rơi công cụ nghiên cứu thị trường. Cũng không chỉ bắt chước Ford cả tin.



Các thương hiệu vẫn được triển khai cho những hiểu biết nghiên cứu thị trường (suy nghĩ, mong muốn và kỳ vọng) của khách hàng. Nhưng không để rơi vào cái bẫy của chạy bởi những gì ông nghe được từ khách hàng chia sẻ. Có nhiều lý do để giải thích các sợi dọc giữa những gì họ nói và làm: sự thiếu khéo léo phỏng vấn điều hành, bị dẫn bởi những ý kiến ​​chia sẻ của những người trước đó hoặc chỉ đơn giản là trả lời có cho một câu hỏi mà tôi phải thể hiện sự hiểu biết.


Ai không yêu tiền nhưng mua hàng theo giá trị, đặc biệt là cho các vị trí sản phẩm mới để cạnh tranh với giá rẻ. Tuy nhiên, thương hiệu xe hơi đến của Ấn Độ Tata Nano chết vì rẻ quá.


Tata Nano được mệnh danh là chiếc xe rẻ nhất thế giới nhưng đã không thành công như các nhà sản xuất dự kiến ​​kể từ khi ra mắt vào năm 2008. Bắt đầu giao hàng từ tháng 7/2009, chỉ có 229 157 chiếc Nano được bán tại Ấn Độ, mặc dù nhà máy Tata có khả năng vận chuyển 250.000 xe mỗi năm. 2013 con số bán hàng đã giảm 86% so với năm 2012.


Khi được hỏi về một chiếc xe phổ biến cho phân khúc bình dân, khách hàng cũng mong đợi mức giá rất thấp, càng thấp càng tốt. Nhưng trớ trêu thay, trong khoảng

2800, khách hàng không nhìn thấy nó như một chiếc xe hơi.


Mọi người đôi khi mâu thuẫn với chính mình. Cuốn sách phi lý của nhà tâm lý học hành vi Dan Ariely giải thích rằng sự chính xác của các quyết định của con người là tương đối. Không ai dám làm cho khách hàng hành vi tiêu dùng cho đến khi nó xảy ra. Một người tham gia vào các nhóm tập trung thảo luận (thảo luận nhóm - một hình thức nghiên cứu định tính) nói rằng ông thích uống bia Heineken. Nhưng chỉ tại các cuộc thảo luận, người điều hành, ông đã bị bắt uống bia trong các quán bar ... Hà Nội vỉa hè. Lý do? Ở phía trước của nhóm và tham gia thảo luận, ông chỉ phát nổ Ken uống tư thế thẳng. Nhưng khi bạn chỉ có một vài chàng trai với nhau, chàng trai Hà Nội uống ngon giá rẻ.


Dan Ariely kết luận rằng hành động như vô lý ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhiều người mang tính hệ thống và dự đoán được.


Chỉ có thể dự đoán chỉ và không phải là dễ dàng để làm điều này. Về cơ bản, logic của khoa học và thường có sức thuyết phục. Nhưng nếu tất cả các hành vi, tất cả các hiện tượng có thể được giải thích bởi một loại logic khô cộng với một là hai, thì có lẽ nó làm cho các nhà toán học đã mời các chuyên gia ..... tiếp thị.


Sự khác biệt nằm ở khả năng đọc và dự đoán hành vi của khách hàng và xu hướng thị trường.


Henry Ford đã hợp lý khi tung ra mẫu của T-mô hình để đối phó với các khách hàng không hợp lý.


Nhưng không phải tất cả mọi người là Henry Ford - đủ tiền và đủ cá tính để định hướng thị trường thay vì chỉ cố gắng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hầu hết chúng ta là đôi mắt thân xác phải chết để lắng nghe thị trường, hiểu biết của khách hàng. Cho dù hành vi khách hàng không hợp lý mà không có vấn đề gì, cuối cùng họ sẽ lắng nghe những thương hiệu đủ kiên nhẫn.


Lý do ... cũng không luôn luôn hợp lý. Cố gắng hiểu một nửa của tư duy logic của riêng mình không hợp lý. Không dễ dàng cả. Nhưng có lẽ đó không phải là lý do.


Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Đồng loạt tăng cước 3G: Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra

Đồng loạt tăng cước 3G: Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra



Hôm qua (22/10), Văn phòng Chính phủ vừa có công văn theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu kiểm tra việc ba nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel đồng loạt tăng 40% giá cước 3G gói không giới hạn.



Giao lưu trực tuyến: "Nóng" tăng cước 3G

Vì sao nhà mạng tăng cước 3G?

Đánh giá các gói cước 3G sau tăng giá








cước 3G

Nhà mạng và Cục Viễn thông, Cục Cạnh tranh giải đáp các thắc mắc vì sao tăng cước 3G.


Theo đó, Văn phòng Chính phủ vừa chuyển công văn số 8864 truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tới Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra việc ba mạng đồng loạt tăng giá cước 3G.


Công văn nêu rõ, vừa qua dư luận báo chí có nhiều bài phản ánh việc ba công ty viễn thông di động: VinaPhone, MobiFone va Viettel đồng loạt tăng giá cước dịch vụ 3G vào ngày 16/10 cùng mức cước, có dấu hiệu “bắt tay nhau”, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường vi phạm pháp luật về cạnh tranh, việc tăng giá cước là không có cơ sở, bất hợp lý.


Do đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh tranh khẩn trương nắm tình hình vụ việc, nếu có dấu hiệu lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tiến hành điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Công văn yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.


Trước đó, trong buổi Toạ đàm với chủ đề: “Vì sao tăng cước 3G” ngày 17/10, khi trả lời thắc mắc của người dùng về việc có hay không 3 nhà mạng lớn là VinaPhone, MobiFone và Viettel bắt tay nhau để thông đồng tăng 40% cước dịch vụ 3G, ông Trần Anh Sơn, Phó Cục Trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương – cho biết: “Hiện tại Cục đang yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin có liên quan, và chỉ khi nhận được các thông tin và phân tích, trao đổi với Bộ TTTT thì chúng tôi mới có thể có ý kiến”.


Tuy nhiên, ông Sơn nhấn mạnh nếu có dấu hiệu các nhà mạng bắt tay nhau để đồng loạt tăng giá gây khó cho người dùng thì mức phạt cho hành vi này là 10% tổng doanh số của năm tài chính trước năm vi phạm. Đây là mức phạt lớn khi dựa vào doanh thu năm 2012 của nhà mạng Viettel là 24 nghìn tỷ đồng, và VNPT (VinaPhone và MobiFone) là 8.500 tỷ đồng.


TheoKhôi Linh/ Dantri



 

cước 3G

 




 

 

Đánh giá: 

 

 

 

 

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Ngắm iPad Air, iPad mini Retina qua ảnh

Ngắm iPad Air, iPad mini Retina qua ảnh



Apple vừa ra mắt hai chiếc iPad mới nhất. Sau đây là những hình ảnh cận cảnh về hai siêu phẩm này.


iPad Air


Điều bất ngờ đầu tiên đó là tên gọi của iPad mới không phải là iPad 5 như đồn đoán mà là iPad Air. Một cái tên khá đặc trưng của Apple để thể hiện iPad mới rất nhẹ.

Apple cũng tinh chỉnh thêm cho camera của Air khi sử dụng cảm biến BSI cho camera trước giúp nó hoạt động tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng.

iPad Air có hai lựa chọn màu sắc: trắng/bạc và xám/đen.

ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina
 


iPad mini Retina


Đúng như những gì người dùng mong đợi đó là việc Apple đã trang bị màn hình Retina cho chiếc iPad mini thế hệ 2.


iPad mini mới có độ phân giải màn hình 2048 x 1536, 326 ppi so với 1,024 x 768 và số điểm ảnh chỉ lòa 163 ppi.


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina


ảnh, iPad Air, iPad mini Retina
 


Hải Phong(theo TheVerge)



 

ảnh, iPad Air, iPad mini Retina

 




 

 

Đánh giá: 

 

 

 

 

‘Đầu tư 200 tỷ USD vận tải chỉ để thực hiện 1% thị phần’





"Lái xe thay ông chủ làm chồng"




Cách CAI THUỐC LÁ truyền thống hiệu quả nhất !



T.S Trần Đình Bá dẫn số liệu tại cuộc báo cáo khoa học ngày 13/2/2013 cho biết, trước 300 T.S vụ trưởng Vận tải Trần Ngọc Thành công bố: “Thị phần hành khách của 3 loại cơ giới chủ lực hiện đại là đường sắt (ĐS) ,hàng không (HK) ,đường biển(HH) chỉ đạt dưới 1 % so với cả 5 loại hình vận tải”.



Theo T.S Bá, tỷ lệ dưới 1% (có như không) là “quái dị nhất” chưa từng có trong lịch sử giao thông thế giới, phản ảnh sự thất bại nặng nề nhất sau gần 3 thập kỷ đổi mới.  



Cũng theo T.S Trần Đình Bá, do đường bộ và đường sông phải gánh trên 99,1% được coi là gây quá tải nghiêm trọng và là nguyên nhân dẫn đến thảm họa tai nạn giao thông trên bộ mỗi năm làm 12.000 người chết. Ngoài ra, thiệt hại về tài sản trên 2 tỷ USD cũng được coi là có nguyên nhân từ thị phần dưới 1% “có như không” này.



T.S Trần Đình Bá (Ảnh: Internet)



“Đây là “thất bại vĩ đại” của 7 tiến sỹ thứ trưởng và các cục trưởng – những “tinh hoa tiến sỹ” tham mưu tầm chiến lược, trực tiếp kế tục nhau giúp các bộ trưởng từ 1986 đến nay! “kỳ tích thảm họa quốc gia về GTVT do chính 7 T.S thứ trưởng và các cục, vụ, viện làm nên”, T.S Trần Đình Bá nhấn mạnh.



T.S Trần Đình Bá cũng dẫn nhiều số liệu cho thấy, từ 2000 trở lại đây, 7 T.S thứ trưởng và các cục, vụ, viện đã “tham mưu” cho các bộ trưởng Đào Đình Bình - Hồ Nghĩa Dũng rất nhiều siêu dự án, điển hình là đường sắt cao tốc.



Theo vị T.S này: “Rõ ràng 7 thứ trưởng, cục trưởng là “tác giả” siêu dự án đường sắt cao tốc 56 tỷ USD gây tranh cãi chia rẽ sâu sắc trong Quốc hội. Chính các T.S thứ trưởng quản lý an toàn công nghệ các công trình trọng điểm lại là tác giả viết “Nhật ký chìm tàu” ( Vinashin Queen, Saigon Queen, Vinashin - Viinalines, Cần Giờ) và “Nhật ký lật tàu” (Bàu Cá, S1, E1, Yên Bái, Hải Phòng)…”



Được biết, Việt Nam hiện có 63 sân bay giá trị 70 tỷ USD, tiềm năng vận tải 200 triệu hành khách/ năm mà chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm lãng phí trên 94 %. Tới 260 cảng biển nhiều gấp 2 lần các nước liên minh EU trị giá 100 tỷ USD mà chỉ đạt 2% thị phần hàng hóa mà không chở được hành khách. Đường sắt 3.200 km trị giá 30 tỷ USD với 42.000 người vận hành mà chỉ đạt 16 triệu hành khách/năm chỉ bằng 1/20 đường sông. Mỗi năm giải ngân vay ODA được 1 tỷ USD thì mất 2 tỷ USD thiệt hại do tai nạn
giao thông.



“Tổng giá trị tài sản đường sắt, hàng không, hàng hải là 200 tỷ USD mà mỗi năm chỉ vận tải 28 triệu hành khách/năm chỉ bằng 1/2 so với sân bay Changi – Singapore thì lấy gì trả lương cho 150.000 cán bộ nhân viên đường sắt, hàng không, hàng hải và có lãi để trả nợ ODA”, T.S Trần Đình Bá phân tích.



Việt Nam được coi là nước đứng hàng đầu thế giới về lãng phí với trên 95% năng lực của đường sắt, sân bay, cảng biển chưa sử dụng đúng mục đích.



“1% thị phần” phản ảnh sự thất bại , bất lực của các tiến sỹ thứ trưởng và các cục, vụ, viện trưởng phó - chính là thủ phạm gây ra thảm họa tai nạn giao thông và “làm nghèo đất nước” do làm tăng vọt nợ quốc gia hàng chục tỷ USD”, T.S Trần Đình Bá nói.  



P.V









Cập nhật tin nóng tại fanpage Nguoiduatin





Thích và chia sẻ bài viết này trên :













googletag.display('div-gpt-ad-1357297918500-2');





googletag.display('div-gpt-ad-1374634129889-0');






Trần Đình Bá, ODA, tài sản, công trình, giao thông, dự án,



-->


Tin mới nhất



Những dự án ODA sai phạm tiền tỷ



Bất chấp khó khăn, đại gia tôn và thép vẫn kiếm ngàn tỷ



'Sẽ nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các NH yếu kém'








Facebook
Twitter
Linkhay
Zing Me
Home




Tin khác




Doanh nhân mất hơn 70 tỷ USD một năm




Nhà đầu tư bi quan về giá vàng nhất kể từ tháng 6




Bị thu hơn 200 tỷ, công ty vàng lên tiếng

















Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lên bìa Forbes



Bầu Đức kiếm tiền từ đâu?



‘Đường sắt khổ 1m, chạy 120 km/h là tốc độ tử thần’



Samsung Thái Nguyên, dự án tỷ đô 'nhanh bất ngờ'



Tài sản trăm tỷ của 'người tình' Mỹ Tâm



Tài sản nghìn tỷ của ông bầu Nguyễn Đức Thụy

Những nữ quái rút ruột ngân hàng ngàn tỷ



8 công ty lớn bị 'bóp chết' bởi nhà sáng lập

Những bài học thành công từ Google



Báo TQ quan tâm quá trình hiện đại hóa quân đội Việt Nam






Tin tiếp theo



GS Đặng Hùng Võ: 'Thị trường BĐS Việt Nam có 6 nghịch lý'



Điều tra 3 ngân hàng Nhật Bản liên quan đến xã hội đen



Hà Nội chi gần 1.000 tỷ đồng làm 1,5 km đường







soc bay



Thị trường bao bì: Vạn nhãn ruột, hai nhãn vỏ


Con số thống kê mới nhất của Euromonitor International (EUI) về ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm và đồ uống trên đầu người trong năm 2013 tiếp tục tăng trưởng và con số này không giảm cho đến năm 2017.


Đọc E_paper


Sự gia tăng này là tác nhân thúc đẩy nhu cầu về bao bì, trong khi về mặt thị trường, bao bì cũng là yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh. Về vấn đề này, ông Kamimura Yosuke, Trưởng phòng Marketing Công ty Kirin, cho rằng, khi khách hàng cân nhắc mua một sản phẩm, yếu tố quan trọng nhất là cách họ cảm nhận về sản phẩm thông qua bao bì.


Kỹ thuật thiết kế và in ấn sẽ giúp cải thiện hình ảnh sản phẩm cũng như ảnh hưởng đến sự hiện diện của sản phẩm khi trưng bày tại các cửa hàng bán lẻ.






PET trong tay Ngọc Nghĩa


Trong khi bao bì giấy, carton nằm trong tay các công ty Đài Loan và Hàn Quốc thì bao bì nhựa, với thị phần lớn nhất là chai PET, lại do hai công ty nội địa là Ngọc Nghĩa và Bảo Vân thâu tóm.


Theo EUI, tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm tại thị trường Việt Nam đạt 6,4%/năm đến năm 2007, là 8,4%. EUI cũng nêu rõ, doanh số của ngành nước uống đóng chai nói chung (soft drink) trong năm 2013 tăng trưởng ở mức 13,4% và dự đoán 2017 là 13,7%.


Mặt khác, năm 2009, tổ chức này cũng từng đưa ra con số khá hấp dẫn cho các nhà đầu tư xem xét: ở Việt Nam, chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống không cồn chiếm 24,3 tỷ USD, tương ứng 38% trong tổng chi tiêu của người tiêu dùng. Con số này ở Canada là 9%, ở Mỹ là 7% và EU là 13%.


Chính sự tăng trưởng này đã tạo chỗ đứng cho các nhà sản xuất và cung ứng bao bì thực phẩm. Bao bì dành cho ngành thực phẩm và đồ uống có khá nhiều chất liệu, như thủy tinh, nhựa, kim loại, giấy. Song, bao bì nhựa vẫn đang có chỗ đứng nhất định khi ngành đồ uống vẫn tăng trưởng đều đặn.






Nhu cầu các loại bao bì thực phẩm trên thế giới từ nay đến 2013 được dự báo sẽ tăng 3,8% mỗi năm, đạt mức 124 tỷ USD vào năm 2013.
Theo Hiệp hội Bao bì Việt Nam, 66% giá trị xuất khẩu của ngành nhựa xuất phát từ bao bì. Theo số liệu nhập khẩu hạt nhựa từ Tổng cục Hải quan, năm 2012, đạt 6,2 tỷ USD, trong đó, mảng bao bì nhựa chiếm 39%, tức chiếm khoảng 2,4 tỷ USD.


Cũng theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, 5 năm gần đây, ngành bao bì nhựa phát triển khá nhanh, với tốc độ tăng trưởng hằng năm là trên 25%.


Ở phân khúc này, hiện các nhà sản xuất trong nước đang chiếm ưu thế trên thị trường. Cụ thể, với bao bì nhựa tổng hợp, quy mô thị trường hiện đạt 410 triệu USD, trong đó, chai PET chiếm đến 282 triệu USD (phần còn lại là hộp nhựa PE, PP - chủ yếu dùng trong nông nghiệp, đóng gói gạo, đường, cà phê và hóa chất; thị trường này không nhỏ vì mỗi năm tiêu thụ khoảng 1,5 tỷ bao bì). Một thống kê khác của StoxPlus cũng cho thấy, chai PET và túi nhựa tái chế có mức tăng trưởng ước tính 20%/năm.


Trước năm 2000, các nhà sản xuất đồ uống, thực phẩm chủ yếu phải nhập khẩu chai PET và hộp nhựa. Tuy nhiên, sau đó, Công ty Ngọc Nghĩa và Công ty Bảo Vân (có trụ sở chính ở Bình Dương) đã trở thành nhà sản xuất và cung ứng chai PET lớn nhất với thị phần khoảng 80%.


Tuy nhiên, nếu xét về mặt doanh số và quy mô đầu tư, Ngọc Nghĩa có phần nhỉnh hơn. Theo đó, tổng doanh thu từ sản phẩm nhựa của Ngọc Nghĩa năm 2011 đạt 85 triệu USD, trong khi Bảo Vân chỉ đạt 40 triệu USD (năm 2012, doanh thu của Ngọc Nghĩa đạt 84,5 triệu USD).


Mặt khác, doanh thu xuất khẩu các loại bao bì nhựa thực phẩm mang về 104,5 triệu USD (tăng 29,8% so với năm 2011), chủ yếu đến từ Công ty Ngọc Nghĩa và Bảo Vân, riêng Ngọc Nghĩa đạt giá trị xuất khẩu 22,5 triệu USD trong năm vừa rồi.


Hiện Ngọc Nghĩa đang sở hữu hơn 1.000 khách hàng, chủ yếu trong ngành nước uống đóng chai và thực phẩm. Trong đó, hai thương hiệu lớn trong ngành nước uống có gas là PepsiCo và Coca-Cola đang trở thành khách hàng "chiến lược" của Công ty.


Ở Việt Nam, Coca-Cola sử dụng chai PET cho nước uống có gas, nước uống đóng chai... Trong khi trước đó, năm 2005, Ngọc Nghĩa cũng đã ký kết hợp đồng 10 năm với PepsiCo trong việc tích hợp một dây chuyền sản xuất chai PET tại nhà máy của PepsiCo ở Hóc Môn.


Ngoài ra, Ngọc Nghĩa cũng là cung ứng chai PET cho các sản phẩm nước trái cây, sữa... của nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam Vinamilk sau khi Ngọc Nghĩa niêm yết vào năm 2007. Ngoài ra, Lavie, Dầu ăn Tường An... cũng là đối tác lớn của công ty này.


Chỉ tính riêng Vinamilk, trong số 6 loại bao bì mà Công ty đang sử dụng thì bao bì giấy, thiếc và chai nhựa PET đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong đó, năm 2012, đã tiêu thụ hơn 30,4 triệu chai PET, trên 22.000 tấn bao bì thiếc và khoảng 9,4 nghìn tấn bao bì giấy. Đó là chưa kể bao bì dạng ly nhựa và màng HIPS.


Chính mảng kinh doanh chai PET đã mang về doanh thu chủ yếu cho Ngọc Nghĩa, trong khi ngành thực phẩm (đầu tư từ giữa 2009) chưa mang về doanh thu đáng kể nếu không muốn nói là làm lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm trong năm 2011.


Tetra Pak độc chiếm hộp sữa


Khi nhắc đến bao bì cao cấp cho ngành thực phẩm Việt Nam thì chỉ có cái tên Tetra Pak.


Trong khi mảng bao bì nhựa là "cuộc chơi" của các nhà cung ứng nội địa, thì bao bì giấy cho ngành thực phẩm dạng lỏng đang bị các nhà sản xuất và cung ứng nước ngoài thao túng, đặc biệt là bao bì cho ngành sữa. Liên quan đến vấn đề này, ông Hồ Tiến Sỹ, Giám đốc Thương hiệu cấp cao của Lantabrand, phân tích, hầu hết bao bì các loại sữa nước đều do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp vì có yêu cầu kỹ thuật rất cao để đảm bảo giữ được sản phẩm dễ hư hỏng như sữa.


Hai công ty bao bì sữa lớn nhất trên thế giới là Tetra Pak (Thụy Sĩ) và Combibloc (Đức) đều đã có mặt ở Việt Nam và cung cấp hầu như gần hết các loại bao bì cho các công ty sữa.


Trong khi một số loại bao bì sữa khác như sữa chua, sữa đặc, sữa bột thì các doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp được với giá thành tốt hơn nhập khẩu.


Cũng theo chia sẻ của ông Sỹ, thường chi phí bao bì chiếm khoảng 10% - 20% giá thành sản phẩm, nên với quy mô thị trường khoảng 15.000 tỷ đồng sữa nước như hiện nay thì chi phí bao bì không nhỏ.


Đại diện Lantabrand nói thêm, bao bì sữa có cấu trúc phức tạp với 5 - 6 lớp, từ giấy, màng nhôm, màng poly,... để đảm bảo vi khuẩn, ánh sáng không xâm nhập vào làm hư hỏng sữa, giữ được chất lượng sữa ổn định trong từ 6 - 8 tháng.


Do công nghệ chế biến sữa phức tạp và hiện đại nên hầu hết máy móc đều do nhà sản xuất bao bì cung cấp và lắp đặt, sau đó họ bán bao bì cho các công ty sữa. Đây là điều mà hiện nay Tetra Pak đang làm.


Tại thị trường Việt Nam, Tetra Pak không chỉ cung ứng bao bì mà còn là đối tác lâu năm trong việc cung ứng thiết bị, dây chuyền đóng gói cho Vinamilk. Điều này có thể thấy qua nhà máy 110 triệu USD vừa khởi công gần đây của Vinamilk ở Bình Dương.


Ngoài ra, nhà cung ứng bao bì này cũng đang là nhà cung cấp bao bì cho hai doanh nghiệp khác trong ngành sữa là TH Milk và Dutch Lady tại thị trường Việt Nam.


Thông tin từ Tetra Pak cho thấy, hiện mỗi năm hãng này cung cấp hơn 150 tỷ bao bì giấy tiệt trùng cho 170 quốc gia. Tại thị trường Việt Nam, con số vỏ hộp mà Tetra Pak cung cấp cho hàng trăm nhãn hàng lên tới hàng tỷ mỗi năm.


Với sự hợp tác của Tetra Pak, Công ty Giấy và Bao bì Đồng Tiến đã xây dựng nhà máy tái chế hoàn thiện vỏ hộp sữa giấy đầu tiên tại tỉnh Bình Dương. Dây chuyền tái chế vỏ hộp sữa có công suất 50 tấn/ngày. Hiện Công ty đã có 21 trạm thu mua vỏ hộp sữa, thu mua khoảng 250.000kg/tháng.


Dù chưa đầu tư nhà máy tại Việt Nam, nhưng vào tháng 5/2013, Tetra Pak đã hoàn tất việc đầu tư một nhà máy mới ở Ấn Độ với tổng vốn lên đến 156 triệu USD. Mục tiêu của khoản đầu tư này, theo đại diện của Tetra Pak là để hỗ trợ mức tăng trưởng về nhu cầu sử dụng bao bì ngày một gia tăng ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.


Mặt khác, tập đoàn này cũng đã đánh dấu sự hiện diện của mình với nhà máy ở Trung Quốc, một trong hai thị trường tiêu thụ sữa nước lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh hai thị trường này, đại diện của Tetra Pak cho biết, tại châu Á - Thái Bình Dương, Tetra Pak đặc biệt quan tâm đến thị trường Việt Nam và Indonesia.


Theo chia sẻ của một chuyên gia trong ngành sữa, do đến sớm nên Tetra Pak có ưu thế hơn Combibloc tại thị trường Việt Nam. Hơn nữa, việc sử dụng bao bì của nhà cung ứng nào thường đi kèm với dây chuyền đóng gói của nhà cung ứng đó.


Song, do quy mô thị trường chưa đủ lớn nên hiện cả hai tập đoàn này đều chưa đầu tư nhà máy ở Việt Nam. Trong khi Tetra Pak có nhà máy ở Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc..., thì Combibloc có nhà máy sản xuất đặt tại Thái Lan.


Đối với ngành bao bì thực phẩm dạng lỏng, do yêu cầu kỹ thuật nên các nhà cung ứng nội địa chỉ tham gia vào một công đoạn nào đó. Theo bà Nhan Húc Quân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bao bì giấy nhôm New Toyo Việt Nam, sở dĩ bao bì thực phẩm nói chung và bao bì dành cho ngành sữa nước đòi hỏi kỹ thuật khá cao, nên các doanh nghiệp trong nước khó chen chân vào.


Nếu tham gia vào thị trường, DN phải có tiềm lực và tuân thủ các quy tắc nhất định, song chỉ dừng lại ở một số sản phẩm nhất định. Cụ thể như trường hợp của New Toyo, công ty đang đưa ra thị trường ly giấy cách nhiệt (sử dụng cho mì gói). Đây là sản phẩm các DN nước ngoài đã sản xuất cách đây khá lâu nhưng tại thị trường Việt Nam, New Toyo là DN đi tiên phong. Theo bà Nhan Húc Quân, sản phẩm này chủ yếu cung cấp cho các DN sản xuất có sản phẩm "xuất ngoại".


Đại diện New Toyo cho rằng, do DN bao bì thực phẩm trong nước mất lợi thế sân nhà do có quy mô nhỏ, lẻ, hoạt động theo hình thức mua đi bán lại nên không có giá thành tốt.


Do đó, khi có đơn hàng đột ngột thì khó để đáp ứng. Nhận thấy được yếu tố rủi ro này nên các nhà sản xuất không thể mạo hiểm "bắt tay" với nhà cung ứng "nội".