Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Quà tặng Hà Nội

Quà tặng Hà Nội
Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng ngon lành và lịch sự. Ở các thôn quê, chút "quà Hà Nội" là của mong đợi, và tỏ được lòng quý hóa của người cho. Con cháu ngày giỗ ky đưa về dâng cha mẹ, hay các bà mẹ ra tỉnh mua về cho các con, và chồng đi làm Nhà nước ngày nghỉ mua tặng cho cô vợ mới cưới ... Bao nhiêu ý tốt tình hay gửi vào trong chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi các vị sành và trang nhã của băm sáu phố phường.

Hàng Quà Rong

Người Hà Nội, ăn thì ngày nào cũng ăn, nhưng thường không để ý. Nếu chúng ta về ở tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở ngay Hải Phòng, Nam Định nữa, chúng ta mới biết quà ở Hà Nội ngon là chừng nào. Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi.

Trong một ngày, không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ là một thứ khác nhau; ăn quà cũng là một nghệ thuật: ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy, mới là người sành ăn.

Các món ăn ngon theo chân gánh hàng rong tạo nên sự phong phú cho Quà Hà Nội
Tang tảng sáng, tiếng bánh Tây đã rao, lẫn với tiếng chổi quét đường. Đó là quà của những người thợ đi làm sớm. Rồi, có từng độ, phố xá vang lên tiếng rao "bánh rán nóng, trinh một, xu đôi" của một lũ trẻ con. Cái bánh rán vừa cứng và xấu, thật làm giảm thanh thế của quà Hà Nội, do một cửa hàng nào đó muốn kiếm lời, cứ muốn bắt thiên hạ ăn bánh rán lúc còn ngái ngủ.

Này đây mới là quà chính tông: bánh cuốn, ăn với chả lợn béo, hay với đậu rán nóng. Nhưng là bánh cuốn Thanh Trì mỏng như tờ giấy và trong như lụa. Vị bánh thơm bột mịn và dẻo. Bánh chay thì thanh đạm, bánh mặn đậm vì chút mỡ hành. Người bán bánh cuốn Thanh Trì đội mẹt và rổ trên đầu, từng tụm năm, bảy người từ phía Lò Lợn đi vào trong phố, dáng điệu uyển chuyển và nhanh nhẹn.

Rồi mùa nực thì hàng xôi cháo: cháo hoa quánh mùi gạo thơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ở, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi. Mà có đắt gì đâu! Ăn một, hai xu là đủ rồi. Mùa rét thì xôi nóng, hãy còn hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ.

Và có ai ngẫm nghĩ kỹ cái vị hành khô chưng mỡ ở trong bát ngô nếp bung non; hàng giòn và thơm phức, những hạt ngô béo rưới chút nước mỡ trong ... Ngô bung (xôi lúa) thì có nhiều hàng ngon, nhưng ngon nhất và đậm nhất là ngô bung của một bà già trên Yên Phụ. Cứ mỗi sáng, bà từ ô xuống phố, theo một đường đi nhất định, đã ngoài hai mươi năm nay, để các nhà muốn ăn cứ việc sai người ra đừng chờ. Bà đội thúng ngô, tay thủ vào cái áo cánh bông, và cất lên cái tiếng rao, tựa như không phải tiếng người, một tiếng rao đặc biệt và kỳ lạ: "Eéé ...éc", "Eé ...ééc ...".

Đối với các bà, các cô đi chợ, cô hàng vải, cô hàng rau v.v ... là những người ưa món quà gì vừa rẻ vừa ngon, lại vừa no lâu các cô khó tính, sành ăn và hay xét nét lắm đã có món quà của cô hàng cơm nắm lẳng lơ với hai quang thúng bỏ chùng. Món quà này sạch sẽ và tinh khiết, từ quà cho đến cả quang thúng, cả cô hàng, tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm, cô hàng trông cũng ngon mắt như quà của cô vậy.

Cơm nắm từng nắm dài, to nhỏ có, nằm trên chiếc mẹt phủ tấm vải màu trắng tinh để che ruồi, muỗi. Con dao cắt, sáng như nước, và lưỡi đưa ngọt như đường phèn. Cơm cắt ra từng khoanh, cô hàng lại cẩn thận gọt bỏ lớp ngoài, rồi lại cắt ra từng miếng nhỏ, vuông cạnh và dài, để bày trên đĩa. Cô muốn xơi với thứ gì? Với chả mới nhé hay giò lụa mịn màng?

Các cô vừa ăn vừa nhai nhè nhẹ và thong thả hỏi han thân mật cô hàng: cùng bạn làm ăn cả, một gánh nuôi chồng nuôi con, đóng góp thì nhiều. Âu cũng là cái phận chứ biết làm thế nào.

Đối với các bà ăn rở và thích của lạ miếng và độc nữa đã có bà hàng tiết canh và lòng lợn. Một mâm đầy một bát tiết canh đỏ ối, ngòng ngoèo sợi dừa trắng, điểm xanh mấy lá húng tươi. Thế mà họ ăn ngon lành, một lúc hai, ba bát. Rồi đánh thêm một đĩa lòng vừa dồi, cổ hũ với tràng giòn. Ăn xong quét miệng đứng dậy, bước đi thành chậm chạp.

Sao bằng ra đầu phố ăn một bát phở bã của anh hàng phở áo cánh trắng, gilet đen, và tóc rẽ mượt? Nồi nước sôi sùng sục, tỏa mùi thơm ra khắp phố. Nếu là gánh phở ngon cả Hà Nội không có đâu làm nhiều, thì nuớc dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt, và hành tây đủ cả. Chả còn gì ngon hơn bát phở như thế nữa. Ăn xong bát thứ nhất, lại muốn ăn thêm bát thứ hai. Và anh hàng phở chả phải gánh nặng đi đâu cả, chỉ việc đỗ một chỗ nhất định, cũng đủ bán một ngày hai gánh như chơi. Và người hàng phố tìm dấu hiệu để gọi tên anh cho dễ nhớ: anh phở trọc, anh phở Bêrê, anh phở Mũ Dạ, anh phở Cao ... và dặn thằng nhỏ chớ mua hàng khác về "ông không ăn mà chết đòn".

Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì ở Hà Nội mới ngon. Đó là quà tất cả suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa, và ăn phở tối.

Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu. Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng nhớ: phố Ga, phố Hàng Cót, phố Ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc v.v ...

Bây giờ nhiều tài năng trẻ trong nghề phở mới nhóm lên và trái lại, những danh vọng cũ trên kia không chắc còn giữ được "hương vị xứng kỳ danh" nữa. Có người nào thứ chịu khó đi khảo nếm lại một lượt xem sao? Một vòng quanh Hà Nội bằng vị phở, chắc có lắm điều mặn, chát, chua, cay đấy.

Nhưng có một nơi phở rất ngon mà không có ai nghĩ đến và biết đến: ấy là gánh phở trong nhà thương. Trong nhà thương vốn có một bà bán các thứ quà bánh ở một gian hàng dựng dưới bóng cây. Cái quyền bán hàng đó là cái quyền riêng của nhà bà, có từ khi nhà thương mới lập. Bà là người ngoan đạo nên tuy ở địa vị đặc biệt đó bà cũng không bắt bí mọi người và ăn lãi quá đáng. Thức gì bán cũng ngon lành, giá cả phải chăng. Nhưng gánh phở của bà thì tuyệt: bát phở đầy đặn và tươm tất, do hai con gái bà làm, trông thực muốn ăn. Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thỏang nhẹ như một nghi ngờ. Mà nhân tâm tùy thích, nhà hàng đã khéo chiều: ai muốn ăn mỡ gầu, có, muốn ăn nạc, có, muốn ăn nửa mỡ, nửa nạc, cũng có sẵn sàng.

Cứ mỗi buổi sáng, từ sáu giờ cho đến bảy giờ, chỉ trong quãng ấy thôi, vì ngoài giờ gánh phở hết, chung quanh nồi nuớc phở, ta thấy tụm năm tụm ba, các bệnh nhân đàn ông và đàn bà, các bác gác san, các thầy y tá, và cả đến các học sinh trường Thuốc nữa. Chừng ấy người đều hợp lòng trong sự thưởng thức món quà ngon, nâng cách ăn phở lên đến một nghệ thuật đáng kính.

Cùng một thứ quà nước và mặn như phở, Hà Nội còn có hãng mì và mằn thắn. Hai món này chắc hẳn là món ăn của người Tàu, cho nên hễ người Tàu làm thì ngon hơn, cũng như họ làm ngon nhiều món khác.

Cái chí của Việt ta cũng khác: món quà bán thì cứ muốn bán cho rẻ và nhiều, thích thế để xiêu lòng khách còn cái phẩm có tốt hay không, không quan tâm đến. Cho nên bát mằn thắn của người mình thì có đủ cả rau thơm, xà xíu, đôi khi mấy miếng dồi, và một phần chia tám quả trứng vịt. Mằn thắn thì làm rất to bột, nặn xuề xòa để trông càng to hơn, nhưng nhân thì hết sức kín đáo và nhỏ bé, vì được một tí thịt chỗ bạc nhạc, mua rẻ của các hàng thịt lậu ôi ở ngoại ô, lúc trút hàng bán rẻ. Nước cũng rất nhiều nữa, dềnh lên như ao sau trận mưa, nhưng nhạt ví như nước bèo. Ấy htế mà tất cả chỉ bán có năm xu. Tưởng đắt hàng là phải.

Thế mà không: người Hà Nội ăn quà sành, nên khó mà lấy nhiều làm hoa mắt người ta được. Có lẽ người bán nghĩ rằng quà rao là sực tắc, hai thanh tre gõ vào với nhau như tiếng guốc đi của một gái về đêm, mà sực tắc chính là hai tiếng Tàu Thực đắc mà ra. Thực đắc là ăn được, cho nên quà chỉ cốt ăn được, không cốt gì ăn ngon.

Về thức quà này, tôi lại nhớ đến một câu chuyện nhiều ý nghĩa, và có thể làm một bài học hay cho người mình. Trong lúc mọi người bán hàng Việt Nam mỏi vai lê gánh khắp phố mòn đốt tre vì tiếng gọi mà vẫn không bán được mấy, thì bỗng nhiên một hôm ở một phố ở Hà Nội nhỏ hẹp và đông đúc, nẩy ra một chú khách bán hàng rất dở người. Chú ta cũng bán mì với mằn thắn, cũng với giá năm xu, nhưng mì thì chỉ có mì không và mằn thắn chỉ có mằn thắn trần, đủ mười lăm cái. Nhưng nước rất trong và rất ngọt, mì thì đậm vị và dẻo, mằn thắn thì bột mềm và mỗi cái có nhân một con tôm. Ăn mãi vẫn ngon không thấy chán.

Bán hàng không cần gánh đi đâu, và cũng không cần gì bát. Ai muốn ăn thì đến hàng mà ăn, ai muốn mua đem bát lại mua, và người nhà mang về, chứ một bậc thang ngắn bác cũng không chịu bước lên. Bác bán hàng cửa quyền như thế, người ta tuy tức vì cái làm bộ kiêu kỳ của bác, chê vì quà của bác đắt hơn quà của các hàng thường, nhưng người ta vẫn phải mua, vì quà của bác ngon. Người mua ngày dần đông: một bác bán không đủ, phải làm hai gánh, rồi ba, rồi bốn, rồi năm sáu. Mỗi gánh bác phải thuê người bán, mỗi tháng công năm đồng. Những người này bèn cách ăn bớt: một lượng bát mì bác bán, cứ ba bó mì thì họ lạibớt một; mười lăm cái mằn thắn thì họ bán có mười hai.

Nhưng mặc lòng, hàng bác vẫn bán chạy. Mỗi gánh ít nhất bác cũng được lãi ba đồng một ngày. Sáu gánh vị chi là mười tám, một tháng lãi năm trăm hơn. Sáu tháng sau khi bác ở Hải Phòng đặt chân lên Hà Nội, bác đã nghiễm nhiên trở nên một người giàu.

Thế mới biết nghề gì là không có lãi, mà cái nghề mà chúng ta tưởng là hèn mọn ấy lại chóng làm người ta giàu hơn chánh vạn nghề khác. Miễn là thức hàng bán xứng với đồng tiền, đừng lừa dối người mua của ngon thì người ta ăn, đắt rẻ không kỳ quản. Đó là một sự thất giản dị trong nghề buôn bán, mà tiếc thay, nhiều nhà buôn người mình không biết đến, hoặc người mình làm tồi bán rẻ hoặc họ đánh lừa được người mua thì lấy làm sung sướng.

Tôi quên nói nốt rằng chú khách bán mằn thắn trên kia, giá cứ giữ lối bán gánh như thế thì không sao. Có tiền, chú lại muốn làm ông chú hiệu chú mở hàng cao lâu to ở phía Mã Mây. Cái chí này thì không có gì đáng trách. Nhưng chú lại muốn giống các chủ khác ở chỗ đánh bạc chú đánh phán thán, rồi chú thua. Ba tháng sau, chú vỡ nợ.

Nhưng đấy là tại chú, chứ không phải là tại cái cửa hàng của chú, và cái phương pháp bán hàng của chú vẫn giữ nguyên giá trị khiến chúng ta nên theo.

Sau khi vỡ nợ, tay trắng trở về, chú lại ghé lưng xuống gánh lấy gánh hàng mằn thắn cũ tiếng vẫn rao vàng, và cái miệng vẫn tươi cười như trước Đó là một tấm gương mà chúng ta lại càng nên theo nữa.

>>> Còn quà Hà Nội

Quà tặng bánh

Quà tặng bánh
Có người bảo tôi rằng: “Ngồi mà kể lại những miếng ngon Hà Nội thì biết đến bao giờ mới hết?”

Thật thế, món ngon Hà Nội kể ra còn nhiều, nhưng ngồi mà nhẩm ra thì những món ngon đặc biệt Hà Nội cũng chẳng còn bao lăm nữa.
Ấy là vì Hà Nội 1953 đã thay đổi khác đi nhiều rồi, cũng như hầu hết các nơi. Sau một trận chiến tranh khốc hại, có nhiều món ngon đã mất hẳn như bánh ngỗng (áo bằng bột tẻ, nhân bằng thịt thăn, gia mộc nhĩ), bánh xèo; có nhiều món ngon nhưng bây giờ hiếm, lựa là kể tới, như bánh bò, bánh bèo, bánh xâm, bánh củ gừng; lại cũng có nhiều món ngon khác nữa, kể cũng thú lắm nhưng không... tiện nói ra như cái món “mộc tồn” chẳng hạn.
Để bù vào chỗ đó, bây giờ phố xá Hà Nội có những món ngon mới, hầu hết là lai Tây hay lai Tàu, như món thịt bò khô gồm đu đủ thái nhỏ, mùi và giấm, “lạp chín chương”, ăn vào thấy đủ các vị cay, chua, mặn, chát, món bánh “đùi gà” làm bằng bột mì và đậu xanh (rán mỡ), món mơ, mận, táo, khế ngâm nước đường (áng chừng ăn vào mát giọng nói trơn như khướu!); món cháo tiết dùng với “dồi chao quảy”, một đồng một bát; món bánh cari nếm thử một miếng cay cứ như nhai ớt; món phở Lạng Sơn ăn chua lòm lòm...

Món ăn ngon với bún riêu

Hay lắm. Mỗi ngày thêm một vị mới để mà đổi giọng đi cho hợp với thời đại, cái đó cũng chẳng có hại gì... có thứ thì bắt chước Tàu, có thứ thì bắt chước Tây, có thứ lại quảng cáo ăn ngon như đồ Mỹ, đồ Anh, nhưng rút cục lại Hà Nội còn có một món quà, không theo ai cả, đặc biệt Việt Nam, mà tôi dám chắc không có người Việt Nam nào không ăn, mà tôi lại dám chắc thêm rằng không có người Việt Nam nào không thích: đó là quà bún.

* * *
Bún, nhưng mà bún gì?

Quà bún có cả một trăm thứ, nhưng ai đã ở Hà Nội, ai đã đi qua Hà Nội, làm sao mà quên được thứ quà bún phổ thông nhất, bán với cái giá bình dân nhất, ăn một miếng mà nhớ đến một năm, là thứ quà bún chả?

Không một nẻo đường đông đúc nào của Hà Nội không có thứ quà này. Nhất là ở các chợ thì lại càng nhiều lắm. Ai cũng ăn chơi. Không nhiều đâu với đồng tiền bây giờ chỉ năm đồng bạc, ta đã có thể có một mẹt bún thật ngon, vừa dễ ăn mà lại vừa mát ruột, ăn tiện đáo để, không có phiền toái, nhiêu khê gì hết.

Người bán hàng xếp những lá bún nóng muốt vào trong một cái mẹt con trên trải một mảnh lá chuối xanh non, rồi gắp rau vào đó. Mấy cái rau xà lách, vài ngọn thơm, mấy cánh mùi: chỉ có thế thôi, nhưng lạ một điều là chưa đụng đến đũa, ta đã thấy thèm rồi, thèm quá, tưởng chừng như phải đợi lâu hơn một chút, không thể nào chịu được.

Ấy chính là vì trong khi ta ngồi nhìn người bán hàng gắp rau xanh ong óng để xen vào những lá bún trắng tinh thì mùi thơm của chả nướng đã cám dỗ khứu giác của ta mất rồi! Cái mùi quái lạ thay, nó tỏa ra trong không khí sao mà bay đi xa đến thế!

Ngồi ở trong nhà giữa phố, ta có thể ngửi thấy mùi thơm những gắp chả của hàng bún đỗ ở cuối phố nó bay đến nịnh nọt và khiêu khích những vị dịch tuyến của ta.

Mùi thơm quái ác, mùi thơm huyền ảo, nó làm cho ta nhớ đến nhiều kỷ niệm thiếu thời, lúc ta hãy còn ở trong những căn nhà cổ tối tăm như hũ, trưa trưa thì mẹ lại gọi hàng bún chả quen ở hàng Bông Nệm hay ở đầu ngõ Tô Tịch lại để cho con mỗi đứa một mẹt hai xu.

Thời kỳ đó xa xôi lắm rồi, nhưng vị ngon của bún thì không sao quên được. Bao nhiêu năm đã trôi qua? Đời người ta đã ăn bao nhiêu ngàn, vạn mẹt bún chả rồi?

Ấy thế mà cho đến tận bây giờ, cứ hồ ngửi thấy mùi thơm của chả quạt ngoài đường hay trông thấy mẹt bún óng mềm, giữa có một chén nước mắm trong đựng mươi miếng chả thì ta vẫn cứ thấy còn thèm và đôi khi không nhịn được, phải tạt vào nhà bạn hữu nào gần đó bảo làm ngay một mẹt ăn chơi cho thỏa.

Bún thì nhỏ sợi mà trắng, rau rửa sạch trông cứ mát lì đi, chấm nước mắm thật ngon, rắc một chút hạt tiêu và điểm dăm ba nhát ớt, tất cả mấy thứ đó nổi hẳn vị lên nếu ta biết cách ăn điểm vào cho thật đúng lúc những miếng chả nướng vừa vặn một cách thần tình.

Có hai thứ chả: băm và nướng. Muốn ăn riêng một thứ cũng được, nhưng ăn cả hai thứ chả trong một chén nước mắm, ta dễ thấy được hoàn toàn vị thơm ngon, nhất là thứ chả băm mềm “đi” với thứ chả miếng sậm sựt tạo thành một sự nhịp nhàng cho khẩu cái, ngồ ngộ, mà dùng có nhiều hơn một tí cũng không thấy nản.

Có người lấy làm lạ sao chả của hàng bún lại ngon hơn của nhà làm. Vì thế, những bà có tính hay nghi đoán rằng có lẽ lúc ướp thịt, hàng bún chả có thêm “một thứ gì” (mà thứ gì đó hình như là mỡ... cầy); nhưng nhiều người không nghĩ như thế và cho rằng tất cả nghệ thuật làm cho chả thơm ngon là lúc đặt gắp chả lên lò than vậy.

Theo lời các bà này thì chả nướng ở nhà phần nhiều hay nướng bằng than hồng quá thành ra mỡ ở trong gắp chả rỏ mất cả xuống than, lắm khi lại bốc lên và làm cháy mất cả thịt bên ngoài, mà thịt ở bên trong có thể nhiều khi còn sống.

Những hàng bún chả rong không mấy khi làm thế: cái lò của họ nhỏ (thường là những hộp bánh qui bằng sắt tây) và chỉ có một chút than thôi.

Đặt mấy gắp chả lên, họ phe phẩy cái quạt cho than cháy vừa hồng, thành ra mỡ trong chả không mất nhiều và chả thì âm ‘, vừa vặn, không bị cháy, bên ngoài se mặt mà bên trong vừa chín. Thành ra thơm như thế!

Chẳng biết bảo như vậy có đúng không?

Nhưng có một điều mà ai cũng nhận thấy rất rõ ràng là nước chấm của hàng bún chả được chế hóa một cách rất tài tình, đặc biệt. Bún chả nổi vị chính là nhờ đó: nước mắm không mặn, giấm pha rất vừa tầm, thêm một tí hạt tiêu và ớt vào, chấm bún và rau ăn cứ êm lừ đi thôi, không bao giờ xóc mà cũng không bao giờ cứng.

Chính cái thứ nước chấm đó làm cho người ta nhớ bún chả vô cùng, đã ăn một bận không thể nào quên được. Hơn thế, có người lại còn ghiền nữa. Tôi vẫn nhớ đến tận bây giờ một bà cụ ở Nghệ, trước đây, vẫn ra cất hàng ở nhà tôi, mê bún chả lắm, hễ chuyến nào ra Hà Nội là y như phải ăn bún chả kỳ cho thỏa thích. Nghĩa là bất cứ nhà nào mời bà ta xơi cơm gà cá gỏi, bà cũng khước từ, chỉ toàn một ngày hai bữa bún chả - mà ăn cứ như thể là chan nước chấm...

Bún chả có tiếng ở Hà Nội bây giờ không có mấy, không phải vì làm kém, nhưng chính vì hàng nào cũng sàn sàn như nhau. Nhưng hàng bún ở trên chợ Đồng Xuân ít khi vắng khách; các bà hàng phố, sau khi mua bán, thường vẫn ngồi ăn uống tự nhiên trên những tấm ghế dài, trước những cái lò nướng chả, khói bốc mù mịt và thơm phưng phức. Ai có tính ngượng nghịu, không dám ngồi thưởng thức miếng ngon Hà Nội ở những chỗ đông người, có thể tìm đến một cửa hàng bún chả có tiếng ở phố Gia Ngư - một hàng nho nhỏ xinh xinh, khá nổi tiếng và đông khách lắm.

Đây có lẽ là cửa hàng bún chả thứ nhất ở Hà Nội, vì từ trước đến nay, bún chả chỉ gánh bán rong ở đường hay bán quán ở trong chợ mà thôi. Ngoài bún chả, nhà hàng này chỉ toàn bán quà Việt Nam như bánh tôm, chả ràn và thang, nên những người thèm nhớ quà đất nước lấy làm thú vị, hay năng lui tới - nhất là các bà, các cô xót ruột thường ưa thưởng thức những quà gì mát, có giấm chua, có ớt và rất nhiều rau sống.

Trái với bún chả, món cuốn, trước kia chỉ ăn vào dịp Tết và do người nhà làm lấy thì bây giờ ở Hà Nội lại thường thấy bán rong ngoài phố - và bán gánh như bánh đúc, bánh tro, bánh bèo, bún chả hay cháo sườn.

Ăn món này, được một cái là lạ miệng, chớ thực ra thì không biết thế nào là ngon đặc biệt.

Bởi vì cuốn quanh quẩn chỉ có mấy thứ: tôm, thịt, củ cải khô và vài thứ rau như mùi, thơm cùng với bún cuộn vào trong một lá rau diếp, ăn với giấm cái và chấm nước mắm cà cuống, nên phần nhiều cái ngon không được trội hẳn, nhưng không phải vì thế mà món cuốn không làm cho ta thích thú.

Tôi thích cái thứ cuốn chính do tay mình cuốn lấy, dùng bún “con bừa” mỗi miếng to độ bằng con dao bài,  cho thật vừa giấm cái, tay thì gắp món này món nọ mà miệng thấy thèm được ăn ngay.

Giây phút chờ đợi đó làm cho cái vị ngon của cuốn tăng thêm lên nhiều. Chấm vào chén nước mắm cà cuống rồi đưa lên miệng, cuốn đem lại cho ta một cảm giác dịu hiền, mát ruột, ăn một rồi lại muốn ăn hai - mà ăn thì ăn to mới thú, ăn cuốn mà nhỏ nhẻ thanh nhã phần nhiều là mất ngon đi.

Đó cũng là một sự đáng tiếc cho những người thích ăn ngon vậy.

Trái với cuốn, thang lại càng ăn cho thật nóng rẫy lên bún chần kỹ đơm ra từng bát rồi trứng tráng, giò thái chỉ, thịt gà băm với nấm hương, ruốc, tôm he, rau răm cũng băm nhỏ; giữa, một hai miếng trứng muối đỏ như hoa lựu: tất cả những thứ đó tạo thành một bức họa lập thể có những màu sắc rất bạo mà lại ưa nhìn trông vui mà lại quý.

Quý, nhưng mà làm cho thang ngon, nhất định là phải nhờ ở nước dùng nấu cách nào cho thật ngọt, mà đừng béo quá, lúc chan vào bát bún nóng cứ bỏng rẫy lên. Lúc đó, một chút mắm tôm cà cuống đệm vào làm tăng vị của thang lên đến cái mức ăn ngon gần như “không thể nào chịu được”, nhất là thỉnh thoảng ta lại đệm vào một miếng củ cải trắng nõn trắng nà, ngâm nước mắm tốt, nhai cứ giòn tanh tách.

Trước kia, thang và cuốn là hai món ăn quý, chỉ dùng vào ngày giỗ chạp hay trong dịp Tết - vào hôm hóa vàng.

Nhưng bây giờ thì thang và cuốn đã được bình dân hóa, ngày nào cũng có bán ở các cửa hiệu, ở chợ, ở các hàng “cơm tám giò chả” và bán cũng vẫn chưa được lấy gì làm đắt; tuy vậy, thang và cuốn cũng vẫn chẳng lấy gì làm phổ thông.

Kể về quà bún, mà phổ thông hơn cả, là bún riêu. Thứ bún để dùng trong món quà này không phải là bún lá nhỏ sợi, mà cũng không phải là thứ bún “con bừa” để ăn cuốn, nhưng là một thứ bún to sợi hơn một chút chế tại vùng Mơ, Vẽ, không trương lên như bún khác.

Không nhiều, một bát bún riêu chỉ năm hào, một đồng thôi, nhưng không phải vì thế mà không đẹp mắt. Bún óng mướt; chan riêu nóng lên trên, lấp la lấp lánh, màu gạch cua sắc tím điểm những chấm vàng kim nhũ li ti giữa vài cái dong cà chua hồng tái; rồi gia một tí mắm tôm vào, ăn với rau diếp non thái nhỏ như những sợi chỉ xanh... Đó là một món quà cổ kính, có thể bảo là quê mùa được, nhưng tôi đố ai trông thấy một mẹt bún riêu của người bán hàng dâng lên trong khói xanh nghi ngút mà lại không thèm và bảo “quà Việt Nam rẻ, không cầu kỳ mà quả là ăn ngon ra dáng!”

Cũng làm với thứ bún to sợi đó, còn quà canh bún nữa, cũng nấu với cua đồng, nhưng thêm mấy món rau rút ăn mát mà làm tăng cái ngọt của chất cua đồng lên bội phần. Nhưng đây là một cái ngọt chất phác của đồng ruộng, một cái ngọt thật thanh, một cái ngọt khác hẳn với cái ngọt của bún bung hơi ngậy.

Ai thích ăn quà bún mà xao những mỡ lên thì nên nếm món này; có bún mát, có nước dùng ngon, điểm mấy miếng đu đủ; dăm sợi dọc mùng, vài miếng sườn, nấu với cà chua và một chút nghệ óng ánh một màu vàng vương giả trông thật là vui mắt.

Nhưng mà đẹp mắt hơn và được nhiều người thèm hơn nữa có lẽ là bún ốc. Đó là một thứ quà, có thể bảo là đã đạt được tới cái đích nghệ thuật ăn ngon của người Hà Nội.

Ờ, ta cứ thử ngồi mà nghĩ thì có thứ quà gì lại lạ lùng đến như thế bao giờ? Chỉ mới trông thấy người đàn bà gánh hàng đi qua trước mắt, ấy thế mà ta đã bắt thèm rồi, bao nhiêu thóa tuyến đều như muốn làm loạn, không ngớt tăng cường nước miếng của ta.

Nhất là khi người bán hàng đỗ gánh xuống, xếp những khoanh bún trắng to bằng đồng bạc lên trên cái mẹt đệm một tờ lá chuối xanh, thì có thể nói ta gần như không thể chờ đợi lâu hơn nữa, phải ăn ngay không có thì khổ lắm.

Ấy là vì cái món ốc lõng bõng trong bát giấm nó quyến rũ người ta một cách thi vị quá: ốc béo cứ mọng lên; bỗng đậm, lại loáng thoáng dăm nhát khế, vài cái dong cà chua ngầy ngậy; nhưng tất cả những thứ đó có thấm vào đâu với làn váng nổi lên trên liễn giấm, óng a óng ánh vàng thắm như vóc nhiễu...

Gắp một khoanh bún lên chấm vào nước bỗng, hay húp một tí bỗng đó rồi gắp một con ốc lên điểm vào, anh sẽ thấy rùng mình một cách sảng khoái vì cái chất anh mới húp vừa thơm vừa ngậy, rơn rớt chua lại cay đáo để là cay.

Ăn xong một mẹt bún như thế, nhiều khi chảy nước mắt ra, như khóc. Nhất là các bà các cô thì ngượng quá, nhưng có biết đâu rằng nhiều khi giọt lệ đó, có người lại còn thấy ý nghĩa hơn giọt lệ tình, mà ta vẫn thấy nhắc nhở trong những tiểu thuyết hạ giá ca tụng những mối tình đau ốm.

Ai muốn thanh cảnh, chỉ ăn bún với đậu chấm nước mắm chanh ớt cũng thấy hay. Bún ăn với lòng là một món quà bây giờ phổ thông ở các cửa chợ và dân các phố đông người qua lại; thưởng thức với mắm tôm, chanh ớt, lòng tràng, ruột non, cổ hũ và gan phổi, cũng là một thú đặc biệt - mà giá có một chén rượu đưa cay, cũng chẳng... chết ai!

>>>   Chả cá
<  ="">

Quà ... Đó là

Quà ... Đó là
Chúng ta đã lần lượt điểm qua các thức quà rong ở Hà Nội, cả quà ngọt như đường mía lẫn quà nặm như muối Trương Lẫm. Tất cả những thứ quà đó chứng tỏ cái thay đổi lắm màu của sự thưởng thức của người Hà Nội, cái phong phú và cái tế nhị vô cùng. Có cả một chút ưa thích cái quá nóng, cái rờn rợn, thế nào nhỉ? Cả một chút tà hiếu nữa. Ớt thì thích ớt rất cay, cà cuống thì rất hăng, chanh thì ưa thứ chanh non cốm. Trong cái chua dấm dứt của nước bún ốc, trong cái béo ngậy ngọt của thịt lươn, trong cái vị khai nồng của sứa đỏ, biết đón hưởng cái thú mình làm ghê mình, như ăn chua với gừng, khế dấm với nước mắm, chứ không thẳng thắn, không thật thà như quà mộc mạc và giản dị các nơi làm bằng gạo mới, đỗ nành những món quà lương thiện không đánh lừa vị miệng và dạ dày. Những người của Hà Nội ba mươi sáu phố phường phức tạp hơn, và đáng yêu hơn cùng vì chỗ ấy.

Ngày trước, ngày tôi còn nhỏ, đã được thưởng thức một thứ quà rong đặc biệt gọi là bánh bật cười. Gói quà phong giấy tựa như phong thuốc lào, nhưng phồng hơn. Giá cũng rẻ; có một xu hai phong. Kẻ bán hàng là một người có tuổi, mất sắc và miệng tươi, đon đả mời chào các cậu bé ở trường về hay thơ thẩn chơi ở vệ hè. Ấy hình dung người đàn bà ấy tôi chỉ có nhớ được có thế, vì không ai được trông thấy người ấy hai lần.

Món ăn ngon với kẹo vừng

Xin mãi mới được đồng xu mới, tôi vội vàng và hí hửng ra mua thứ bánh lạ lùng ấy. Đem về mở ra khoe với mẹ, thì chỉ thấy bay ra ...hai con ruồi. Nó bay đi mất. Tôi ôm mặt khóc, còn cả nhà thì nổi lên cười. Nhưng tưởng mất một xu mua được một trận cười (tuy cười mình) tưởng cũng là không đắt và con mụ kia thật đáng thưởng tiền vì đã biết đánh trúng vào các lòng ham lạ của trẻ con Hà Nội.

Nhưng cái tục lệ đẹp đẽ ấy nay mất dần đi ... Sự sành ăn và cái thưởng thức của người nơi văn vật đã kém sắc sảo, ý nhị rồi chăng? Có thể mới ra đời được những thứ phục linh cấu xanh đỏ và nhây nhớt, những thứ kem "Việt Nam" và "Hải Phòng" và "Thượng Hải" và trăm thứ bà dằn vừa nhạt vừa tanh, cái thứ ghê gớm "chè trân châu! glacé"; còn có thứ kẹo rắn như đá núi Cai Kinh của chú Khách đập hai thỏi sắt vào nhau làm hiệu, cái thú thịt bò khô với củ cải (hay đu đủ?) đầm đậm, chế thêm ít phẩm đỏ, một thứ quà bẩn thỉu và độc vô cùng mà các học trò Hà Nội hay ưa thích ... Tôi còn tha hơn cái thứ "kẹo vừng, kẹo bột" ngày xưa tuy nó không ngon, nhưng ít ra cũng đem lại cho phố phường Hà Nội cái tiếng rao kéo dài và hơi buồn của lũ trẻ bán hàng.

>>>Vài thứ chuyên môn nữa
<<<Một thứ quà của lúa non: cốm

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Mẹo để làm cho mỗi món ăn ớt ngâm giấm

Mẹo để làm cho mỗi món ăn ớt ngâm giấm
Lúc rảnh rỗi bạn hãy làm một lọ ớt ngâm thơm lừng cho ông xã nhé! 
Ớt ngâm giấm cũng có thể là một màu sắc thú vị cho bữa ăn gia đình nhà bạn đấy.

Những món ngâm giấm luôn được nhiều người yêu thích vì chúng lạ miệng và kích thích vị giác, có thể bảo quản lâu dài.

Bất kỳ loại thực phẩm nào nếu đem ngâm giấm cũng mang lại hương vị khác lạ. Một trong những món ngâm giấm phổ biến nhất được nhiều người yêu thích là ớt ngâm giấm.

Để làm món ớt ngâm giấm, bạn có thể tham khảo những bí quyết sau:

Nguyên liệu

Đối với món ớt ngâm giấm chua ngọt, cần dùng khoảng 400g ớt tươi, 2 chén giấm trắng, 2 chén đường, 1 chén nước cùng với các loại gia vị như muối, bột tỏi, bột ớt. Ngoài ra, còn cần dùng đến các dụng cụ sau:

- Một chiếc lọ sạch

- Một chiếc thố to để trộn ớt và các gia vị với nhau

- Muỗng gỗ

Lựa chọn ớt

Việc lựa chọn kỹ nguyên liệu là yêu cầu quan trọng trước khi bắt đầu làm các món ngâm giấm. Có rất nhiều loại ớt với các hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau. Việc lựa chọn loại ớt nào sẽ tùy thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người như ớt sừng, ớt chuông, ớt hiểm… Cần chọn những trái ớt tươi, xanh và giòn, có kích cỡ nhỏ hoặc trung bình. Ớt to thường có rất nhiều xơ, mùi vị không đậm đà. Những trái ớt đã bị mềm, đổi màu và đã được để lâu sẽ không thể ngâm giấm được.

Chuẩn bị

- Trước tiên, cần rửa ớt thật sạch để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên vỏ. Sau đó, dùng khăn mềm để lau chúng cho thật khô và đặt lên giấy thấm để hút lượng nước còn bám lại trên ớt.

- Thái ớt thành từng miếng lớn và lọc bỏ hết phần hạt nằm bên trong. Đối với những trái ớt nhỏ, chỉ cần xẻ chúng ra để lấy hạt mà không phải thái nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm phồng những trái ớt trước khi ngâm giấm bằng cách chần qua nước sôi và lột bỏ lớp vỏ bên ngoài của chúng.


Giấm ớt là gia vị ít khi thiếu vắng trong bữa cơm mỗi gia đình (Ảnh minh họa)

Quy trình ngâm giấm

Quá trình ngâm giấm sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước sau:

- Cho ớt vào chiếc lọ sạch (tốt nhất là nên chọn lọ làm bằng thủy tinh), sắp chúng sao cho thật đều và đẹp mắt.

- Đặt chảo lên bếp, cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào chảo và đun sôi trong khoảng vài phút rồi tắt bếp và chờ cho hỗn hợp nước giấm đường nguội hẳn thì rót vào lọ ớt. Lượng nước giấm phải ngập toàn bộ phần ớt trong lọ.

- Đậy thật kín nắp lọ ớt đã ngâm giấm và lắc mạnh để nước ngâm giấm thấm đều hết lọ.

- Cho lọ ớt ngâm vào tủ lạnh để bảo quản và dùng dần trong những bữa ăn hoặc khi nấu nướng.

Lưu ý

- Để bảo quản lọ ớt ngâm giấm được lâu, có thể dùng muối tinh hoặc loại muối chuyên dùng cho việc ngâm giấm.

- Khi lột vỏ hay thái lát ớt, hãy cẩn thận để ớt không vương vào mắt, gây bỏng rát. Bạn cũng nên mang găng tay, tránh để tay bị bỏng do ớt rất cay. Sau khi thái ớt xong, cần rửa tay bằng xà bông.

- Chọn loại giấm có chất lượng tốt nhất cho các món ngâm giấm. Tuyệt đối không thay thế giấm bằng các thành phần có tính axit khác vì chúng có sự khác nhau về độ pH của nước ngâm giấm và có thể gây hại cho sức khỏe. Giấm trắng luôn là lựa chọn tốt nhất cho các món ngâm giấm.

Mẹo để giữ nếp tóc với bền

Mẹo để giữ nếp tóc với bền
Mái bằng rất cá tính và thời thượng nhưng không phải chị em nào cũng biết cách chăm sóc nó.

Kiểu tóc mái bằng thời thượng đã làm xao lòng các chị em mọi độ tuổi. Tuy nhiên, cách chăm sóc và giữ nếp chúng thì không phải ai cũng biết cách hiệu quả nhất.

Sấy tóc

Sau khi gội hãy sấy khô phần mái trước.

Sấy khô mái bằng là cách nhanh và dễ dàng nhất để tạo và giữ nếp cho chúng. Hãy chải tóc cho vào đúng nếp rồi dùng máy sấy nhiệt độ cao để cố định chúng. Bạn có thể dùng lược dẹt để chải tóc mái để tạo độ phồng vừa phải.

Là thẳng từng lọn tóc

Là tóc là một cách giữ nếp tóc dễ nhất, nó tạo cho bạn kiểu tóc đẹp theo ý muốn.

Việc tốt nhất để tóc luôn vào nếp là bạn hãy là thẳng từng lọn tóc mái để chúng luôn cố định. Phương pháp này giúp tóc luôn vào nếp một cách chắc chắn nhưng vẫn thật mềm mại. Bạn cần thật cẩn thận khi sử dụng máy là gần da đầu khi là tóc.

Sử dụng lược

Hãy chọn cho mình một chiếc lược chuyên dụng như tại các salon tóc.

Lược là loại dụng cụ không thể thiếu đối với việc tạo nếp cho mọi loại tóc mái. Khi tóc bị bết hay mất nếp, bạn chỉ cần đơn giản chải lại chúng ngay tức khắc. Đừng quên đi kèm lược với gương nhỏ cầm tay để tiện chải tóc chính xác hơn.

Gội đầu riêng

Tóc mái nhanh bết hơn các phần khác.

Sẽ rất mất thời gian, nhưng việc gội đầu tóc mái riêng biệt với những phần tóc khác là cần thiết. Việc chăm sóc tóc sẽ được tăng cường và phát huy hết tác dụng. Thông thường, tóc mái sẽ nhanh bẩn và bết hơn các phần tóc khác. Lúc đó, bạn hãy buộc tóc sau lại và chỉ gội riêng phần tóc mái rồi sấy khô.

Dầu gội khô

Dầu gội khô an toàn cho mái bằng.

Dầu gội khô thực sự giúp ích và an toàn khi tạo kiểu cho tóc mái bằng. Xịt một chút dầu gội khô lên tóc sẽ làm tóc khô hơn, khiến tóc không còn bết dính. Sau khi xịt dầu gội, bạn không nên chải tóc quá nhiều khiến phần mái tiết nhiều dầu hơn và bết hơn trước.

Làm phồng chân tóc

Làm phồng giúp mái bằng đẹp hơn, tạo cảm giác tóc dày hơn. Bạn cũng có thể tự tạo kiểu tóc theo ý thích.

Khi tóc mái dài quá nhanh mà bạn chưa muốn đi cắt, sấy phồng chân tóc với lược tròn là lựa chọn tối ưu. Hãy kết hợp sức nóng của máy sấy với khung của lược tròn để làm phồng tóc. Việc làm này vô hình chung giúp tóc mái ngắn đi và không chạm vào mắt.

Thường xuyên cắt mái

2 tuần/ lần cắt mái.

Cách giữ nếp tóc mái tối ưu nhất là bạn hãy cắt tóc mái thường xuyên, ít nhất là 2 tuần/lần. Tóc mái lởm chởm và quá dài sẽ làm mất vẻ đẹp tự nhiên của chúng và rất dễ mất nếp mọi lúc mọi nơi. Hơn thế, tỉa lại mái, giúp phần tóc này vào nếp và “bay” hơn.

Tự cắt mái

Bạn hoàn toàn có thể tự cắt mái tại nhà.

Nếu không muốn tốn tiền ra hàng, bạn hoàn toàn có thể tự cắt tóc mái tại nhà. Hãy cẩn thận cắt tóc theo đúng nếp đã được tạo từ trước với một chiếc kéo nhỏ. Bạn có thể dùng lược để cân chỉnh cho việc cắt thật chính xác.

Mẫu áo sơ mi năm 2013 làm việc tốt nhất

Mẫu áo sơ mi năm 2013 làm việc tốt nhất

(Tapchithoitrangnu.com)Sẽ có vô số lựa chọn dành cho những tín đồ của áo sơ mi.
Nếu như năm 2012, bạn mới chỉ làm quen với các kiểu sơ mi hoa hay sơ mi trắng, thì năm, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn mới mẻ và không kém phần hấp dẫn. Từ trang phục đi làm, đi chơi hay cả những buổi tiệc nhẹ, sơ mi đều có thể góp phần làm bạn đẹp hơn, hấp dẫn hơn.

Các mẫu sơ mi thời trang công sở 2013 khi đi làm

Với tiêu chí tôn thêm sự thanh lịch cho người mặc,sơ mi đi làm thường không quá cầu kỳ, diêm dúa. Bù lại, bạn vẫn ăn điểm với cách mix đồ khéo léo cùng quần âu, chân váy bút chì.


Sơ mi ren với cổ áo peter pannhẹ nhàng rất thích hợp phong cách nữ tính.


Bên cạnh tông màu trắng, đen, dâncông sở năm nay có thêm lựa chọn mới với gam pastel. Với màu hồng phấn, cách mix cùng chân váy tweed xem ra rất tuyệt để nhấn mạnh sự thanh lịch.


Sơ mi trắng voan với phần cổ đính đá là điểm nhấn cho trang phục đi làm.


Với kiểu áo điệu đà này, bạn cũng có thể sử dụng khi đi dự tiệc.


Sơ mi voan cổ tàu với hai nắp túi làm điệu cũng là cách ngụy trang khéo léo cho những mẫu áo mỏng.


Bạn có thể mix kèm mẫu áo này với chân váy chữ A hoặc váy bút chì.


Chất liệu cotton pha ren xem ra là một phát hiện thú vị nhất trong mùa hè này cho trang phục công sở.


Với chất liệu điệu đà, bạn cũng nên chọn kiểu sơ mi cách điệu một chút để gây ấn tượng.


Sơ mi trắng quen thuộc nhưng không bao giờ là lỗi mốt với các bạn gái công sở.


Bạn có thể diện kèm với quần âu sáng màu để tăng sự trẻ trung, tươi tắn.

Các mẫu sơ mi đi chơi

Năm nay, các tín đồ của thời trang đường phố sẽ phải "mừng rơn" vì có rất nhiều lựa chọn dành cho bạn. Đặc biệt, sơ mi denim, sơ mi kẻ dường như đang là xu hướng thời trang được yêu thích nhất trong những ngày giao mùa.


Sơ mi denim đơn giản nhưng cực trẻ trung được rất nhiều bạn gái lựa chọn.


Bạn có thể chọn cách cắm thùng, thả áo, hoặc thêm một chiếc thắt lưng để tạo điểm nhấn.


Sơ mi dáng thụng cũng rất được ưa thích cho những buổi đi chơi nhẹ nhàng cùng bạn bè.


Với tông hồng phấn đáng yêu, bạn có thể mix kèm quần tregging trắng cũng rất mốt trong mùa hè này.


Sơ mi kẻ ca rô là mẫu thời trang không thể thiếu cho trang phục dạo phố.


Một số bạn gái thích chọn cách mix kèm áo ba lỗ và quần jeans.


Sơ mi trắng cũng là mẫu áo được nhiều bạn trẻ ưa thích cho trang phục dạo phố.


Bạn có thể diện kèm với những chiếc quần hoa dáng skinny cũng rất đẹp mắt.


Sơ mi dáng rộng với phần phối màu đẹp mắt giúp tăng vẻ cá tính cho người mặc.


Màu xanh ngọc bích hiện cũng rất hot trong mùa xuân, hè năm nay. Bạn chỉ cần mix kèm với phụ kiện và quần tối màu để tăng độ nổi bật cho chiếc áo.

Màu sắc thời trang mùa hè nổi bật với họa tiết như cô

Màu sắc thời trang mùa hè nổi bật với họa tiết như cô
Tạp chí thời trang nữ luôn cập nhật những xu hướng ăn mặc hè mới nhất, những mẫu áo, váy hè,những hoạ tiết ngọt ngào như hoạ tiết in hoa kết hợp với phụ kiện đáng yêu sẽ giúp bạn tự tin dạo chơi ngày hè.

Khi thời tiết nóng nực vẫn còn đang ngự trị, những bộ trang phục thoáng mát càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Và đặc biệt hơn, những trang phục này cần phải dễ dàng kết hợp với các bộ quần áo sẵn có để giúp bạn có được vẻ ngoài vừa ý nhất.
Từ những áo váy trẻ trung đến soóc vải thoáng mát và thoải mái, những sắc màu nhiệt đới được đánh giá là cực kỳ đang yêu và được săn đón cuồng nhiệt. Nữ tính và hoàn hảo từ màu sắc, chất liệu đến kiểu dáng, những bộ trang phục này sẽ khiến chúng ta không khỏi thích thú.
Bằng cách sử dụng các tông màu đối chọi một cách khéo léo và rất thẩm mỹ.Tapchithoitrangnu  đem đến cho phái đẹp sự lựa chọn gu thời trang rất cá tính và trẻ trung cho mình trong ngày hè rực rỡ.
Thoi trang cong so
Sắc màu nhiệt đới tươi tắn, bắt mắt! Lấy ý tưởng từ màu sắc của các loại hoa quả hay đặc tính riêng của miền nhiệt đới như cam, dứa, dưa hấu... hay màu xanh mát mắt của đại dương... xu hướng mix đồ với những gam màu nhiệt đới đang dần chiếm được khá nhiều sự chú ý.
Thêm nét tươi tắn và sinh động cho vẻ ngoài của bạn với những gam màu nhiệt đới nào!
K.P